Sang, 30 tuổi, sống ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, gần đây bị các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh thận mãn tính do bị ngộ độc thủy ngân, tình trạng sức khỏe vô cùng nguy hiểm.

Truyền thông địa phương cho hay trong vòng hai tháng qua, Wang đã liên tục sử dụng các loại mỹ phẩm trắng da giá rẻ.

đời sống sức khỏe
        Cô gái được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh thận mãn tính do bị ngộ độc thủy ngân.

Theo gig.vn tìm hiểu, sau khi làm trắng siêu tốc trong vòng hai tháng tại một salon làm đẹp ở Nam Kinh, Wang bắt đầu có biểu hiện dị ứng. Tiếp đó, cô bị suy giảm trí nhớ và sưng phù ở hai cánh tay, chân. Gần đây, cô gái được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh thận mãn tính do bị ngộ độc thủy ngân.

Sang hiện tại 30 tuổi bị dị ứng, suy giảm trí nhớ kèm phù nề chân tay do ngộ độc thủy ngân từ mỹ phẩm rẻ tiền… tiên lượng sức khỏe yếu

Các bác sĩ cho biết, kết quả kiểm tra cho thấy nước tiểu của Wang chứa lượng thủy ngân cao gấp 10 lần người bình thường. Bác sĩ kết luận chính lượng thủy ngân độc hại trong sản phẩm làm trắng da giá rẻ đã gây tổn hại đến thận và khiến cô mắc bệnh thận mãn tính.

Tại Trung Quốc, phụ nữ ưa chuộng và theo đuổi làn da trắng. Các nhà sản xuất mỹ phẩm đã tập trung vào sáng chế những sản phẩm giúp làn da phụ nữ trở nên trắng sáng hơn. Thông thường các sản phẩm làm trắng da kém chất lượng chứa một lượng thủy ngân, có tác dụng ngăn chặn sản sinh melanin – yếu tố gây nám, sạm da trong thời gian ngắn. Nếu dùng thời gian dài, chúng sẽ gây tổn thương nghiêm trọng tới hệ thần kinh và thận.

sức khỏe
Hơi thủy ngân bốc lên với nồng độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp, gây viêm phế quản, viêm phổi kẽ lan tỏa, viêm thận

Tác động của thủy ngân đối với đời sống sức khỏe.

Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn gây ô nhiễm đáng kể đối với môi trường, vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật. Có ba nguồn phát thải thủy ngân chính gồm: 10% từ nguồn địa chất tự nhiên, 30% từ hoạt động của con người và 60% thủy ngân “tái-phát thải” từ thủy ngân được thải ra trước đó tích tụ ở lớp đất bề mặt và đại dương hàng thế kỷ qua.

Thủy ngân giải phóng từ chất thải có chứa thủy ngân tồn tại trong môi trường (đất, nước, không khí, trầm tích, thực vật..) hoặc tích tụ trong chuỗi thức ăn và vào cơ thể con người thông qua tiêu thụ cá và hải sản, hoặc hơi thủy ngân trực tiếp hoặc được hấp thụ trên tóc của con người.

Chương trình môi trường liên hiệp quốc (UNEP) nêu rõ điều đáng lo ngại là ngày càng có nhiều thủy ngân lẫn trong sông hồ vốn luôn là nguồn nước sinh hoạt chính của con người. Theo số liệu của tổ chức này hiện có khoảng 260 tấn thủy ngân lẫn trong dòng nước của các sông hồ trên toàn thế giới, và cũng do hoạt động của con người. Trong vòng 100 năm qua, lượng thủy ngân đã tăng gấp đôi trên bề mặt của các đại dương. Còn ở đáy các đại dương, lượng thủy ngân cũng tăng 25%, cuối cùng chính con người là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả từ thực trạng ô nhiễm trên, mà một trong những nguyên nhân đó là việc sử dụng nguồn thủy sản nhiễm thủy ngân.

Các ảnh hưởng độc hại của thủy ngân đã được biết khá rõ. Nhiễm độc cấp tính thủy ngân thường do tai nạn như vỡ bình chứa, hỏa hoạn. Hơi thủy ngân bốc lên với nồng độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp, gây viêm phế quản, viêm phổi kẽ lan tỏa, viêm thận, đạm huyết tăng nhanh (4-5g urê/l), giảm clo huyết, nhiễm a xit, gây viêm loét miệng, bỏng đường tiêu hóa, nôn ra máu, toàn thân suy sụp. Nạn nhân khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng và bệnh nhân thường tử vong trong vòng 24 đến 36 giờ.

Về tiêu hóa: Viêm ruột, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm lợi, kèm vị đắng khó chịu, viêm miệng, loét niêm mạc và có thể thấy đường viền thủy ngân màu xanh ở bờ răng lợi.

Về thần kinh: như run cố ý, bệnh Parkinson với biểu hiện run khi nghỉ và giảm chức năng vận động.

Tiếp xúc mãn tính với thủy ngân có thể gây ra run mí mắt và rối loạn thị giác, viêm màng tiếp hợp, thu hẹp thị trường. Thủy ngân có thể gây ung thư, biến đổi gen và gây quái thai.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể có cảm giác đau lan tỏa hay bong da bàn tay và bàn chân. Từ năm 1976, Việt Nam đã công nhận bệnh nhiễm độc thủy ngân là bệnh nghề nghiệp được đền bù.

Thủy ngân được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như hóa chất, phân bón, chất dẻo, kỹ thuật điện, điện tử, xi măng, sơn, tách vàng bạc trong các quặng sa khoáng, sản xuất các loại đèn huỳnh quang, pin, phong vũ kế, nhiệt kế, huyết áp kế, mỹ phẩm…