Một nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản ngày 22/5 cho biết các nhà chức trách Trung Quốc đã bắt giam 6 người đàn ông Nhật Bản từ tháng 3/2017 do nghi ngờ những người này hoạt động gián điệp.

6-cong-dan-Nhat-ban-bi-bat-giu-tai-Trung-Quoc-vi-bi-nghi-la-gian-điep
Trung Quốc bắt giữ công dân Nhật Bản

Theo đó, 6 công dân Nhật Bản đã bị giam giữ kể từ tháng Ba. Ba người bị giam cầm ở tỉnh Sơn Đông và 3 người khác bị giam ở tỉnh Hải Nam. Hiện chưa rõ tội danh họ bị cáo buộc nhưng nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết, những công dân Nhật Bản có thể bị bắt giữ vì bị nghi tham gia các hoạt động gián điệp, trong đó bao gồm do thám một cảng hải quân Trung Quốc và các cơ sở quân sự khác tại các tỉnh trên.

Nguồn tin thế giới, Trung Quốc đã thông báo với Nhật Bản về việc bắt giữ 6 công dân Nhật vào hồi tháng Ba. Tokyo phủ nhận việc công dân của họ là gián điệp.

Hiện vẫn chưa có thông báo chính thức về tội danh của những người bị bắt giữ, nhưng giới chức Trung Quốc cho biết những người này bị tình nghi có liên quan đến hoạt động gián điệp vì sự hiện diện của họ tại một cảng hải quân của Trung Quốc cũng như ở một số địa điểm tại hai tỉnh Sơn Đông và Hải Nam.

Một nguồn tin khác quen thuộc với vấn đề này nói rằng, ba người đàn ông Nhật bị giam tại Hải Nam có độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi và bị buộc tội đe doạ đến an ninh quốc gia Trung Quốc.

Các nguồn tin tiết lộ, 6 đối tượng này đã ở trong nước để tiến hành khảo sát để phát triển một suối nước nóng theo yêu cầu của một công ty Trung Quốc.

Danh tính của 6 người này chưa được tiết lộ, tuy nhiên họ vẫn được cho là đang bị giam giữ.

Trung Quốc ban hành một đạo luật chống gián điệp vào năm 2014 nằm trong kế hoạch nỗ lực đẩy mạnh công tác giám sát các hoạt động của người nước ngoài.

5 người Nhật Bản cũng bị bắt giữ ở Trung Quốc vào năm 2015 và 2016 liên quan đến cáo buộc đe dọa an ninh quốc gia. Tại Trung Quốc, án phạt cao nhất với tội gián điệp là tử hình.

Trước đó, tờ New York Times hôm 20/5 cho biết Trung Quốc đã thanh trừng hoặc bỏ tù khoảng 20 nguồn tin của Cơ quan tình báo Mỹ (CIA), làm tê liệt hoạt động tình báo của Washington.

“Nếu bài báo đó nói đúng sự thực, chúng tôi vui mừng vì các chiến dịch phản gián của Trung Quốc. Không chỉ các mạng lưới gián điệp của CIA bị phá hủy, Washington không hề biết điều gì đã xảy ra hoặc phần nào của mạng lưới có sự cố. Đây có thể là một thắng lợi hoàn toàn, hay phản ánh rằng, nếu CIA nỗ lực thiết lập lại mạng lưới gián điệp ở Trung Quốc, cơ quan này sẽ hứng chịu kết quả tương tự “, báo Trung Quốc bình luận lại vụ việc.