Thời sự 6h hôm nay, tâm bão cách đèo Ngang, ranh giới giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình, khoảng 140 km và vài giờ tới đổ bộ với sức gió 130 km/h. Toàn bộ người dân đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) phải chui xuống hầm trú ẩn.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, hồi 4h ngày 15/09, vị trí tâm bão Dokasuri ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 108,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình khoảng 190km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km. Bão giữ hướng tây tây bắc, tốc độ 20-25 km/h và khoảng trưa đến chiều nay sẽ đi vào các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị, gây gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.

Đến 16h, tâm bão ở trên đất liền các tỉnh này, ảnh hưởng sức gió mạnh nhất cấp 11 (100 đến 115 km/giờ), giật cấp 14.

Tuy nhiên các Tĩnh miền Trung đã chịu một số ảnh hưởng trước thềm bão. Điển hình như các Tĩnh sau:

Hà Tĩnh.

Bắt đầu từ 8h sáng nay 15/9 mưa và gió bắt đầu to dần, đoạn đường từ Tp. Hà Tĩnh vào Huyện Kỳ Anh gió quật mạnh khiến giao thông của người dân bị cản trở, một số phải tạm hoãn lộ trình của mình vào nhà dân tránh bão.  Mái tôn nhà dân và hàng quán ven đường bị gió thổi bay khắp đường. Nhiều người đi xe máy bị gió thổi ngã.

Mái tôn bị quật bay xuống hết mặt đường

Ảnh hưởng bão đi vào vùng giáp ranh giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình riêng tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), sức gió giật khoảng cấp 10, cấp 11 rất mạnh. Cùng nằm trên đường di chuyển của bão, đảo Cồn Cỏ gió mạnh cấp 11-12. “Toàn bộ người dân huyện đảo đã được xuống hầm trú ẩn để đảm bảo an toàn”, Phó giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia Lê Thanh Hải thông tin.

Gió to giật cấp 10, cấp 11 tại Hà Tĩnh.

Quảng Bình

Nằm trực tiếp trong vùng cơn bão đi qua, hiện các vùng ven biển của Quảng Bình gió đang giật mạnh cấp 11. Mưa lớn, gió rít làm hạn chế tầm nhìn người dân đi lại phải cúi mình xuống để đi tiếp. Hiện đã đã có 1 số nhà dân bị tốc mái, biển quảng cáo và cây cối bị đổ.

Thành phố tiến hành cúp điện, các cơ quan trường học tạm thời đóng cửa, người dân được khuyến cáo nên ở trong nhà, hạn chế ra ngoài đường. Triển khai túc trực xem xét tình hình để ứng biến kịp thời khi có dấu hiệu nước dân hay bão quật.

Trước đó tại xã Quảng Phú (Quảng Trạch, Quảng Bình), lực lượng biên phòng Roòn đến từng nhà dân ở khu vực sát biển, các nhà cấp 4 nhắc nhở người dân không chủ quan, kê dọn đồ đạc, xe máy và di chuyển đến nhà kiên cố trú bão. Đồn biên phòng chuẩn bị 2 tấn gạo, mì tôm dự trữ.

Quảng Trị

Tính đến cuối giờ chiều 14/9, gần 1.000 tàu thuyền lớn nhỏ ở huyện Vĩnh Linh đã vào nơi trú ẩn an toàn. Người dân đã chủ động chằng chống nhà cửa; chặt các cây to có nguy cơ gãy đổ do mưa bão gây ra; những gia đình ở những nơi có nguy cơ sạt lở, nhà không kiên cố và gặp hoàn cảnh khó khăn, neo đơn đã được các địa phương, lực lượng chức năng hỗ trợ di dời người và tài sản đến nơi an toàn.

Các lãnh đạo đi xem xét tình hình và chỉ đạo chống bão với người dân.

Các huyện gần biển như Gio Linh gần 900 tàu thuyền đã vào bờ trú ẩn an toàn, trong đó có 18 tàu đánh bắt xa bờ với khoảng 280 lao động đã được huyện Gio Linh thông báo để vào tránh trú bão tại tỉnh Quảng Bình. Các cơ quan chức trách đã tiến hành các phương án di dời, sơ tán người dân ở vùng nguy hiểm. Và chuẩn bị lương thực, y tế để phục vụ bà con trong trường hợp xấu nhất của cơn bão gây nên.

Nghệ An.

Trước giờ bão đổ bộ vào đất liền, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh có mưa to, gió lớn. Khu vực biển Cửa Lò, Cửa Hội, biển động rất mạnh.

Tại khu vực ven biển như Cửa Hội, Cửa Lò biển động rất mạnh, các tàu bè đã được người dân neo đậu cẩn thận. Hạn chế ra ngoài vào thời gian này.

Cán bộ cùng người dân tiến hành neo cố, bảo vệ mái nhà của mình bằng bao tải cát. Túc trực xem xét tình hình bão lũ để kịp ứng phó.

Nhân dân Quỳnh Lưu bảo vệ mái nhà của mình bằng các bao cát.

Thừa Thiên- Huế

Riêng ở Thừa Thiên Huếmặc dù bão số 10 chưa vào đất liền, nhưng do mưa to nước dâng cao nên đã có 2 người ờ Huế bị lũ cuốn trôi.

Tối 14/9, UBND huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tiến hành thăm hỏi gia đình nạn nhân bị chết trong quá trình đi cạo mủ cao su. Theo thông tin, khoảng 14h chiều cùng ngày, người dân và lực lượng chức năng phát hiện thi thể của ông Ngô Văn Hiển, trú thôn Lưu Hiền Hòa, xã Phong Mỹ (Phong Điền). Nạn nhân bị tử vong khi trên đường vào rừng cao su cạo mủ nhưng bị nước lũ ở suối dâng cao.

 

"Thông tin tổng hợp trong bài viết được đưa ra với mong muốn làm giàu thêm kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích cho mọi người. Chúng tôi hy vọng việc nắm bắt thông tin từ nhiều nguồn có thể giúp hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc sống."