Thế giới hôm nay: Thiếu hơn 60 triệu phụ nữ, Trung Quốc đối mặt với nhiều vấn đề xã hội trước khi sự mất cân bằng giới tính kịp tự hóa giải.

Tỷ lệ sinh ở Trung Quốc tiếp tục sụt giảm, dù nước này đã bãi bỏ chính sách một con nghiêm ngặt.

Năm 2015, khi James Chen và Subrina Huang biết tin chính phủ Trung Quốc quyết định bãi bỏ chính sách một con và cho phép các cặp vợ chồng được sinh con thứ hai, họ vô cùng phấn khởi và lập tức cân nhắc chuyện đẻ tiếp, theo Bloomberg.

“Chúng tôi nghĩ mình nên sinh thêm”, Chen, 35 tuổi, tâm sự trong một quán cà phê ở Thượng Hải. “Khi đó tôi muốn có thêm một cháu trai”.

thế giới hôm nay
                Gánh nặng tài chính lên các cặp vợ chồng Trung Quốc nếu đẻ hai con

Ba năm sau, họ vẫn chưa sinh thêm con. Mỗi năm, họ chi hơn 3.000 USD tiền học cho con gái 6 tuổi, bao gồm học thêm tiếng Anh và học múa. Chi phí này sẽ tiếp tục tăng khi con gái lên lớp lớn hơn. Ngoài ra, chuyện nhà cửa cũng là cả vấn đề.

“Nếu đẻ hai con, chúng tôi phải cân nhắc mua nhà khác”, Huang, 33 tuổi, nhân viên một công ty ván lát sàn với thu nhập 5.000 yuan (790 USD) một tháng, cho biết. Điều này là không tưởng khi giá nhà ở Thượng Hải đắt gấp 91 lần thu nhập bình quân sau thuế của người dân, theo Numbeo, website về dữ liệu sinh hoạt phí. Ở New York, tỷ lệ này là 25 lần.

“Có thêm con không dễ”, Chen, kiểm toán viên nội bộ công ty Dell, thu nhập 6.000 yuan (950 USD) một tháng, chia sẻ. “Giờ thì tôi không dám nghĩ đến chuyện có con thứ hai nữa”.

Chen và Huang có vô số lo toan. Phát biểu tại Bắc Kinh hôm 5/2, Yang Wenzhuang, quan chức Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa Gia đình, cho biết 80% các cặp vợ chồng Trung Quốc không dám đẻ con thứ hai vì áp lực tài chính.

thế giới hôm nay
       Tranh kêu gọi người dân tuân theo chính sách một con ở Bắc Kinh năm 1992

Một năm sau khi bãi bỏ chính sách một con, tỷ lệ trẻ sơ sinh ở Trung Quốc tăng 7,9% lên 17,9 triệu vào năm 2016, nhưng có xu hướng giảm vào năm ngoái, với tỷ lệ 3,5% (tương đương 630.000 ca), theo số liệu từ Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc.

“Khi chính sách thay đổi, mọi thứ có xu hướng tăng lên nhưng việc tăng chưa chắc đã bền vững”, Anke Schrader, nghiên cứu viên thuộc Trung tâm Kinh tế Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh, đồng tác giả báo cáo “Chính sách hai con không tạo ra bùng nổ sinh đẻ” hồi đầu tháng 1/2018 nhận xét.

“Gánh nặng tài chính lên việc nuôi dạy con ở Trung Quốc quá lớn”,các trang tin thế giới uy tín đưa tin

Điều này thể hiện rõ ở các đô thị Trung Quốc, nơi đầu tư cho giáo dục chiếm 14,3% tổng chi tiêu của một hộ gia đình, theo một nghiên cứu công bố năm ngoái của Đại học Bắc Kinh.

Giá nhà cao chót vót nên không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ sinh ở những thành phố lớn như Thượng Hải hay Bắc Kinh thuộc vào diện thấp nhất thế giới, theo James Liang, tác giả cuốn “Ảnh hưởng của Nhân khẩu học lên Sáng tạo” xuất bản hồi tháng 2/2018.

Khu vực nông thôn có tỷ lệ sinh cao hơn, nhưng tỷ lệ sinh toàn quốc chỉ là 1,6 vào năm ngoái, thấp hơn một chút so với Nga và bằng Canada. Liang dự đoán tỷ lệ sinh ở Trung Quốc sẽ giảm đáng kể sau khi người dân không còn mặn mà với chính sách hai con của chính phủ.

“Trung Quốc đang phải đối mặt với khủng hoảng trẻ sơ sinh”, Wei Siang Yu, một bác sĩ kiêm doanh nhân Singapore, nhận xét.

Dân số Trung Quốc dự đoán đạt đỉnh 1,45 tỷ người vào năm 2030, sau đó sẽ sụt giảm còn một tỷ vào cuối thế kỷ này. Thất bại trong việc khuyến khích sinh nở gây ra nhiều lo ngại trong chính sách phát triển của Trung Quốc.

Theo thống kê, số người trong độ tuổi lao động từ 16 đến 59 tuổi ở Trung Quốc bắt đầu suy giảm từ năm 2012 và hiện là 902 triệu. Năm 2025, Trung Quốc sẽ có 7 triệu người nghỉ hưu một năm.

“Điều này sẽ gây áp lực lớn lên hệ thống phúc lợi xã hội vốn yếu kém ở Trung Quốc”, trích báo cáo của Trung tâm Kinh tế Trung Quốc. “Người lao động sẽ phải chịu thêm gánh nặng phụng dưỡng bố mẹ và ông bà”.

“Khi lực lượng lao động Trung Quốc già hóa, chuyện khởi nghiệp và sáng tạo ở Trung Quốc có thể sẽ bị ảnh hưởng”, Liang, chủ tịch Ctrip, website cung cấp các dịch vụ đặt phòng và du lịch nói, nhận định. “Trong quốc gia có dân số già hóa, lao động trẻ luôn có địa vị thấp hơn, có ít kỹ năng quản lý hơn, ít nguồn lực tài chính hơn, và ít quan hệ xã hội hơn. Do đó, họ có ít năng lực khởi nghiệp hơn”.

Các nhà hoạch định chính sách từng đề xuất giảm thuế cho những gia đình đông người và hạ thấp tuổi kết hôn hợp pháp xuống 18 (luật hiện tại là 20 với nữ và 22 với nam), nhưng chưa thực hiện.

Trong kỳ họp quốc hội thường niên dự kiến tổ chức vào tháng ba, Trung Quốc có thể cân nhắc giảm thuế hoặc trợ cấp cho những gia đình sinh con thứ hai. Ngoài ra, Bộ Y tế Trung Quốc tuyên bố kế hoạch bổ sung 89.000 giường trong các bệnh viện phụ sản, 140.000 y bác sĩ vào năm 2020. Thị trưởng Bắc Kinh công bố kế hoạch mở thêm 30.000 cơ sở trông giữ trẻ và xây thêm trường mẫu giáo.

Tuy nhiên, những kế hoạch này không thể đảo ngược xu hướng giảm sinh. Nhiều chính sách hỗ trợ đã được đưa ra trước đó như cho nghỉ thai sản 161 ngày có lương, một số tỉnh thành cho kéo dài thời gian nghỉ thai sản, thậm chí ở Tây Tạng, những người mới lên chức bố cũng được trả một tháng lương.

Nhà kinh tế học Ganli, đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, cho rằng những chính sách khuyến sinh của Trung Quốc quá xa vời để tạo ra sự khác biệt. Theo ông, những cặp vợ chồng ở Trung Quốc đang có xu hướng tập trung hơn vào sự nghiệp, ít quan tâm đến việc có một gia đình đông con như truyền thống.

“Tại các thành phố lớn ở Trung Quốc, người dân có mức sống như những quốc gia phát triển có thu nhập cao. Do đó, chắc chắn xuất hiện xu hướng giảm sinh và tỷ lệ sinh đẻ sẽ ngày càng thấp, dù áp dụng chính sách khuyến sinh nào”, ông nhận định.

Nhiều người già Trung Quốc phải chịu những hệ lụy về tinh thần và tài chính khi đứa con duy nhất của họ qua đời.

“Thời Mao Trạch Đông, cả chồng và tôi đều là những thanh niên trẻ. Chúng tôi tuân theo những lời kêu gọi của đảng và tuân thủ những chính sách đảng ban hành”, bà Wang Aiying, 63 tuổi, ở Hàm Đan, Hà Bắc, cho biết.

Bà và chồng đã tuân thủ theo chính sách một con và điều đó khiến bà đau khổ tột cùng khi con trai qua đời năm 2015. Bà và chồng trở thành “thất độc phụ mẫu”, cụm từ ám chỉ gia đình mất đi đứa con duy nhất, không có sự trợ giúp của con cái về tinh thần và tài chính khi về già, theo SCMP.

Con trai của bà Wang, Chang Jia từng suýt không được chào đời. Năm 1980, khi mang thai được vài tuần, các giám đốc tại nhà hát kịch mà bà làm việc đã đến thăm và ngỏ ý muốn bà phá thai. “Họ nói tôi chưa được đến lượt”, bà Wang kể. “Tại sao chứ? Các ông nghĩ đây là đồ vật à? Rằng tôi có thể trả nó lại sao?”, Wang kể lại lời đối đáp của bà khi đó.

Wang, lúc đó 26 tuổi, đã thuyết phục thành công quyền được sinh đứa trẻ, nhưng ngay sau khi sinh, bà bị yêu cầu không được mang thai lần thứ hai. Bà đồng ý ký bản cam kết. “Tôi cảm thấy tự hào vì đã nghe theo lời kêu gọi của đảng”, bà Wang nói. Bà hiểu và chấp nhận rằng chính sách một con phục vụ cho những lợi ích lớn hơn và cho rằng lớp thanh niên như bà khi đó nên đi theo đường lối này.

Năm 2012, con trai bà Wang bị chẩn đoán mắc ung thư gan. Quá trình điều trị không hiệu quả và hai năm sau, Chang qua đời ở tuổi 35. Bà Wang bị tổn thương tâm lý nặng nề.

Một thời gian sau khi mất con, bà Wang nộp đơn xin trợ cấp hưu trí 3000 NDT (450 USD) một tháng dành cho gia đình có một con, nhưng bà gặp rất nhiều khó khăn trong thủ tục vì đã nghỉ hưu non. “Tôi chẳng có tiền cũng chẳng có con cái”, bà Wang nói trong nước mắt.

Theo báo cáo của Uỷ ban quốc gia Người cao tuổi Trung Quốc năm 2013, một triệu hộ gia đình Trung Quốc lâm vào cảnh “thất độc” và con số đó tăng thâm 76.000 hộ mỗi năm.

Những gia đình thất độc vì chính sách một con thời kỳ đầu giờ đang ở tuổi 50, 60. Nhiều trong số họ cảm thấy vô cùng lo lắng khi ở tuổi già mà không có sự chăm sóc của con cái, họ cũng tự thấy mình là đối tượng của sự khinh miệt.

“Người ta coi thường tôi vì con trai tôi đã qua đời”, bà Wang nói. Hồi đầu tháng 4, xe đạp điện của bà bị trộm mất khỏi bãi để xe tại khu chung cư. Khi phàn nàn về việc bảo vệ đã quá bất cẩn, bà bị đối phương mắng ngược lại rằng bà sẽ “chết trong cảnh cô đơn không người nối dõi”.

Chồng của bà, ông Chang Shunde, 67 tuổi, vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau cơn tai biến mạch máu não năm 2010. Ông đi lại không vững và thậm chí không thể nghe hay nói rõ ràng. Khi nghe những lời vợ mình nói với cánh báo chí, ông khóc và cố gắng nói: “Tôi cảm thấy rất buồn khi ngay cả những việc đơn giản nhất trong cuộc sống cũng cần phải có người giúp đỡ”.

Như gig.vn cập nhật, chính sách một con của Trung Quốc được áp dụng từ năm 1980. Họ kêu gọi đảng viên chỉ có một con để giữ dân số ở mức 1,2 tỷ người cho đến hết thế kỷ 20. Năm 1982, chính sách này được soạn thảo thành hiến pháp và trở thành bắt buộc. Nó đã bị bãi bỏ vào năm 2015.

“Vợ tôi bị ép phá thai khi cô ấy mang bầu đứa con thứ hai được 4 tháng”, Zhao Bingyi, 66 tuổi, sống ở Hàm Đan, nói. “Giám đốc nhà máy tới nhà tôi hàng ngày, họ không ngừng thuyết phục cho đến khi chúng thôi đồng ý phá thai”.

Đứa con duy nhất của vợ chồng ông là thợ sửa điều hòa Zhao Jingxuan, đã qua đời năm 2005 do một tai nạn nghề nghiệp ở tuổi 27. “Con trai tôi là người tháo vát, sống tình cảm và biết kính trên nhường dưới. Nó gửi phần lớn số tiền nó kiếm được cho chúng tôi”.

Trên tường nhà là bức ảnh chụp cháu của ông Zhao. Cô bé mất bố khi mới hai tuổi. Năm 2010, mẹ cô bé cũng đã bỏ nhà đi, chỉ thi thoảng đến thăm con vào một số dịp cuối tuần.

“Con bé thu mình và rất ít nói kể từ khi bố nó mất. Tôi rất lo lắng về điều đó nhưng chẳng biết phải làm gì”, ông nói.

Với số tiền lương hưu 2.500 NDT một tháng cùng với 340 NDT trợ cấp cho gia đình thất độc mà chính quyền địa phương hỗ trợ, ông Zhao phải tìm cách xoay sở cho cuộc sống gia đình và tiền học cho người cháu. Lo sợ hàng xóm sẽ có những lời đàm tiếu về cái chết của người cha, ông đã gửi cô bé đến học ở một trường cấp hai nằm xa nơi gia đình sống. “Đó là một ngôi trường tư có học phí cao nhưng không ai ở đó biết chuyện bố nó mất sớm cả”.

Ông cũng lo lắng về tương lai của chính mình. “Tôi đã 66 tuổi rồi. Tôi còn có thể sống bao lâu nữa đây? Mọi chuyện sẽ ra sao nếu tôi qua đời đột ngột? Ai sẽ chăm sóc cho cháu tôi?”.

Từ năm 2013, ông Zhao đã kêu gọi sự quan tâm của xã hội và xin trợ giúp tài chính từ chính phủ. Ông tham gia các diễn đàn và kết nối với những gia đình thất độc khác trên mạng xã hội.

Năm ngoái, vào ngày 18/4, ông Zhao cùng hàng trăm gia đình thất độc trên khắp cả nước đến biểu tình tại Ủy ban Y tế và Kế hoạch hoá gia đình tại Bắc Kinh. Tuy vậy, không ai trong ủỷ ban ra tiếp họ. Quan chức địa phương ở Hàm Đan đã đến và khuyên họ ra về. “Họ nói chúng tôi hãy ra về, họ còn hứa rằng sẽ chi trả chi phí đi lại cho chúng tôi”, ông Zhao kể.

Năm nay, ông thậm chí còn gặp cản trở ngay từ ban đầu. Ông đã lên kế hoạch nộp đơn kiến nghị cùng với những gia đình thất độc khác tại Bắc Kinh hồi tháng ba. “Cảnh sát đến nhà tôi và mang theo hoa quả, họ nói rằng tôi không nên đến Bắc Kinh”, ông Zhao nói. Ông tin rằng cảnh sát đã theo dõi những hoạt động trên mạng và biết được kế hoạch tới Bắc Kinh của mình.

Trung Quốc đã tăng mức trợ cấp cho những gia đình thất độc theo luật Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Từ năm 2007, mức trợ cấp tối thiểu đã tăng từ 100 NDT một người một tháng lên mức 340 NDT.

“Nhiều gia đình thất độc vô cùng đau khổ trước sự ra đi của con cái nên họ không đi khai tử. Vì thế, nhiều người thậm chí không hề biết đến khoản trợ cấp này”, bà Wang nói.

Giáo sư Qiao Xiaochun tại Viên nghiên cứu Dân số trực thuộc Đại học Bắc Kinh cho rằng vấn đề tâm lý mà các gia đình thất độc phải đối mặt nghiêm trọng hơn rất nhiều vấn đề tài chính.

“Trong xã hội Trung Quốc, khi hai phụ nữ lớn tuổi gặp nhau, họ sẽ hỏi thăm nhau về con cái. Đối với những gia đình thất độc, đó sẽ là một cuộc nói chuyện đầy cay đắng”, ông nhận xét.