Qua một sốhình ảnh trên vệ tinh cho thấy các tổ hợp tên lửa phòng không Trung Quốc lại xuất hiện trên đảo Phú Lâm thuộc Quần Đảo Hoàng Sa chỉ sau vài ngày biến mất khỏi đây.

Tổ chức ImageSat International (ISI) hôm nay đã có những công bốvề hình vệ tinh mới nhất cho thấy Trung Quốc đã tái triển khai trái phép các hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, theo gig.vn.

Tin thế giới
Trung Quốc đặt tên lửa trên quần đảo Hoàng Sa

Ngày 20/5, những bức ảnh do vệ tinh ISI cho thấy Trung Quốc đã bố trí hai tổ hợp tên lửa HQ-9 ở bờ bắc của đảo Phú Lâm- Hoàng Sa, bên cạnh một tổ hợp radar, tất cả đều được phủ lưới ngụy trang. Nhưng đến ngày 3/6, các khí tài này  lại biến mất nhanh chóng trong các bức ảnh chụp hòn đảo.

Một số hình ảnh vệ tinh khi đó cho thấy những bãi cát nơi từng đặt các bệ phóng tên lửa và đài radar trống trơn. Nhận định ban đầu của các chuyên gia thuộc ISI là Trung Quốc có thể đã tháo rời các bộ phận tên lửa, cất giấu trong các tòa nhà ở Phú Lâm – Hoàng Sa hoặc chuyển chúng sang một hòn đảo khác, hay đây là hoạt động diễn tập rút tên lửa của quân đội nước này.

Giới chuyên gia thế giới cũng bày tỏ hoài nghi về việc những hệ thống tên lửa này được rút vĩnh viễn khỏi Phú Lâm, đồng thời nhận định Trung Quốc có thể chỉ đưa chúng đi bảo dưỡng. “Do tác động ăn mòn của muối và độ ẩm, các hệ thống tên lửa H-9 cần được tháo dỡ và đưa vào đất liền để bảo trì định kỳ”, chuyên gia phân tích quốc phòng cao cấp Timothy Heath tại tổ chức Rand Corporation đánh giá.

Tin thế giới
Nhiều nguồn tin cho rằng Trung Quốc chỉ đưa tên lửa đi bảo dưỡng

Từ năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, sau đó thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt trụ sở trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012. Bắc Kinh đã cho xây dựng một đường băng dài 2.000 m cho mục đích quân sự, cùng các trang thiết bị hỗ trợ trên đảo Phú Lâm.

Do đó, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc dừng các hành động trái phép, làm phức tạp thêm tình hình, đặc biệt là việc quân sự hóa, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.