Bản tin thời sự: Khi nhận tiền đền bù, xã đã không phân bổ đầy đủ cho các thôn mà tự ý “trích” lại một phần để chi tiêu một số khoản trái quy định.

Ngày 8-4, ông Phạm Đình Tiến, Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) xác nhận Ban Thường vụ Đảng ủy xã vừa tiến hành họp bàn để tiếp tục chi trả khoản tiền đền bù cho các thôn bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển đúng với Quyết định 2560 của UBND huyện ban hành.

Theo ông Tiến chia sẻ với gig.vn, dự kiến theo phương án cũ thì UBND xã sẽ trích lại một phần tiền hỗ trợ của các thôn khoảng hơn 100 triệu để cho các cán bộ trong Ban Hội đồng Kiểm kê đền bù tiền hỗ trợ Formosa chi tiêu một vài việc, trong đó có đi du lịch nhưng phương án này bị nhiều người phản đối nên xã đang tìm giải pháp phù hợp.

tin thời sự
                  Nhiều ngư dân xã Cảnh Dương bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển

Ông Tiến giải thích thêm, sau khi bị phản ánh ông đã tham mưu cho Ban Thường vụ Đảng ủy xã họp lại để chi trả các khoản còn lại cho các thôn. Mỗi thôn hưởng 51 triệu và hỗ trợ cho các thôn 30% công tác hồ sơ theo quy định. “Việc này tôi cũng nhận khuyết điểm sai và sẽ làm theo đúng Quyết định 2560 mà huyện hướng dẫn” – ông Tiến phân bua.

Được biết, sau sự cố môi trường biển miền Trung vừa qua, xã Cảnh Dương là một trong những xã bị thiệt hại lớn nhất của tỉnh Quảng Bình khi có 9 thôn thì toàn bộ đều bị ảnh hưởng. Trong đó với hơn 7.000 đối tượng được phê duyệt hỗ trợ đền bù. Đến nay công tác chi trả cho các cá nhân đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn một số doanh nghiệp kinh doanh hải sản đang còn vướng mắc chưa được xử lý xong.

tin thời sự
Trụ sở UBND xã Cảnh Dương nơi lãnh đạo xã chỉ đạo chi trả các khoản tiền hỗ trợ sự cố môi trường biển gây bức xúc

Ngoài công tác chi trả cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển thì Cảnh Dương là một trong 14 xã của huyện Quảng Trạch được Chủ tịch UBND huyện này ký quyết định số 2560/QĐ-UBND về việc: “cấp kinh phí phục vụ công tác quản lý, ổn định tình hình, công tác thống kê, thẩm định chi trả bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển”.

Theo Quyết định này thì UBND huyện Quảng Trạch sẽ hỗ trợ mỗi xã 264 triệu đồng, mỗi thôn 51 triệu đồng và hỗ trợ tăng thêm ngoài định mức theo từng đối tượng.

Tuy nhiên, khi nhận tiền về UBND xã Cảnh Dương không công khai minh bạch các thông tin để cán bộ thôn được rõ và công tác chi trả tiền hỗ trợ cho các thôn cũng không đầy đủ.

Đặc biệt, UBND xã tự ý trích lại khoản tiền hỗ trợ cho các thôn để chi tiêu nhiều khoản như trang trí cổng làng 50 triệu, sửa máy photocopy, may quần áo tặng cán bộ thôn và dành 100 triệu dự kiến để cho các cán bộ nằm trong Ban Kiểm kê đền bù sự cố Formosa của xã đi du lịch khiến người dân bức xúc.

tin thời sự
    Bà Lê Thị Lũy là một trong số những hộ dân bị xã “cắt” lại nửa số tiền sau khi được đền bù

Sáng ngày 5-04, ông Lê Đình Mão, Chủ tịch UBND phường Đông Cương (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cho biết UBND phường này đã tổ chức họp đối thoại với người dân được đền bù tiền đất liên quan đến dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng Tuấn Minh, đã trả lại số tiền trước đó phường “xin” lại một nửa sau khi người dân có ý kiến… bản tin thời sự cập nhật.

Theo ông Mão, trong sáng ngày 4-04, UBND phường đã có buổi đối thoại công khai với người dân được đền bù đất. Tại buổi đối thoại, có 11/13 hộ dân có diện tích khai hoang tham dự. Các hộ này cơ bản ủng hộ một phần kinh phí được bồi thường cho ngân sách địa phương trên tinh thần tự nguyện.

“Dù là tự nguyện, nhưng do có sự hiểu nhầm trong dư luận nên phường thống nhất trả lại tiền mà dân tự nguyện đóng góp trước đó, vì việc này ảnh hưởng đến uy tín cán bộ địa phương”- ông Mão chia sẻ với PV tin thời sự.

tin thời sự
         Bà Lê Thị Nuôi khi nhận được 500 ngàn đồng tiền cứu trợ sau lũ thì bị thôn thu lại

Trước đó, theo phản ánh của các hộ dân khu phố 7, 8, phường Đông Cương, sau khi nhận tiền đền bù đất, cán bộ phường Đông Cương “cắt” lại một nửa số tiền của 13 hộ dân được đền bù nhưng không có hóa đơn, chứng từ. Trong đó có hộ nhận được hơn 100 triệu đồng thì bị phường “xin” lại 65 triệu đồng. Việc làm này khiến người dân bức xúc.

Theo đó, bà Lê Thị Lũy (SN 1943, ngụ phố 7) nhận 21 triệu đồng, bị thu lại 11 triệu đồng; ông Nguyễn Quan Trung (SN 1953, ngụ phố 8) nhận hơn 30 triệu đồng, bị thu hơn 20 triệu đồng… Gia đình bà Nguyễn Thị Phượng (giáo viên về hưu, phố 8) nhận hơn 100 triệu đồng, bị thu lại hơn 65 triệu đồng.

tin thời sự
Nhiều người dân thôn Trung Sơn rất bất bình trước việc làm của cán bộ thôn khi thu lại tiền hỗ trợ

Sau khi có thông tin trên báo chí, ông Đào Trọng Quy, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa, đã chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ sự việc và yêu cầu phường Đông Cương trả lại số tiền 185 triệu đồng đã “gợi ý” người dân đóng góp cho địa phương trên tinh thần “tự nguyện”.

Ông Quy cho biết việc làm trên của chính quyền phường Đông Cương là không đúng. “Chúng tôi đã yêu cầu phường trả lại tiền, xin lỗi dân và nghiêm túc kiểm điểm làm rõ trách nhiệm. TP cũng đã có báo cáo sự việc gửi Chủ tịch UBND tỉnh ”- ông Quy nói.

Được biết, Dự án xây dựng Trung tâm Thương mại và văn phòng Tuấn Minh là dự án chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa nước sang đất dịch vụ thương mại của doanh nghiệp tư nhân, trên cơ sở tự thỏa thuận giữa các bên thông qua hình thức ký hợp đồng chuyển nhượng.

Để tạo điều kiện cho việc giải phóng mặt bằng của dự án được triển khai đúng tiến độ, công ty CP Xây dựng thương mại Tuấn Minh đã đề nghị UBND phường Đông Cương phối hợp thực hiện công tác kiểm kê, bồi thường theo quy định đối với 33 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án (trong đó có 20 hộ được nhà nước giao đất và 13 hộ không được nhà nước giao đất).