Người phương đông cổ đại quan sát khí chuyển động qua các chu trình âm, dương. Nghiên cứu các khuôn mẫu của sự chuyển động, biến hóa, tiến hóa thông qua các yếu tố tự nhiên được xem là quan trọng hơn nhiều so với việc nghiên cứu bàn thân từng yếu tố tách biệt.

Trong thực tế, toàn bộ thiên nhiên được coi là mạng lưới các sự kiện liên kết và phụ thuộc lẫn nhau. Các sự kiện, ngũ hành, khuôn mẫu được đặt tương quan với nhau trong một mô hình đối xứng tượng trưng cho mọi tình huống có thể xảy ra trong thế giới tự nhiên và con người. Mô hình này được gọi là nguyên lý bát quái.

Bên cạnh đó, mời bạn tham khảo thêm các bài cúng văn khấn mùng 1cúng ông táo để có được những bài cúng hay và ý nghĩa nhất. Giúp bạn có một năm may mắn, một tháng bình an và một đời thuận lợi nhé!

ngũ hành bát quái-min

Ngũ hành Bát quái – Ngũ hành tương sinh

Ngũ hành tương sinh chủ yếu thể hiện ở mối quan hệ luân chuyển giữa các đời vua trong thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Tam Hoàng chỉ Phục Hy, Nữ Oa và Thần Nông. Phục Hy là Thiên Hoàng, Nữ Oa là Địa Hoàng, họ là anh trai và em gái, cùng đảm đương chức trách mà trời giao phó, về thuộc tính chưa phát sinh biến hóa, họ đều thuộc Mộc.

NGŨ HÀNH

Theo phong thủy ngũ hành là sự quy ước của con người về 5 hiện tượng, 5 vật chất cơ bản, để ứng vào vận mệnh của mỗi con người.

Ngũ hành bao gồm: MỘC, HỎA, THỔ, KIM, THỦY

MỘC: là cây cối, là màu Xanh Lục hướng Đông, mùa Xuân, là Thanh Long, là thế đất Dài, và vật nuôi là Chó.

HỎA: là lửa, là màu Đỏ Lửa, hướng Nam, mùa Hạ, là Chu Tước, là thế đất Nhọn, vật nuôi là Dê.

THỔ: là đất, là màu Vàng Thổ, hướng Dưới Chân mình, là con Kỳ Hưu, là thế đất Vuông, và vật nuôi là Trâu.

KIM: là không khí (nhiều người nói là kim loại) màu Trắng trong, hướng Tây, mùa Thu, là Bạch Hổ, là thế đất Tròn, và vật nuôi là Gà.

THỦY: là nước, là màu đen sương mù hay mây Đen, hướng Bắc, mùa Đông, là Huyền Vũ, là thế đất Ngoằn Ngoèo, và vật nuôi là Lợn.

Cơ bản trong ngũ hành là tương sinh và tương khắc, tương thừa và tương vũ.

Nó như trạng thái “khắc khắc, sinh sinh, khắc sinh, sinh khắc, sinh sinh, khắc sinh“

BÁT QUÁI

Theo quan điểm của Đạo Giáo, vũ trụ khởi đầu từ Vô Cực, đến khởi điểm của Thái Cực, rồi lại đến Thái Cực sinh Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng sinh Bát Quái và sinh ra Vạn Vật.

Có hai trường phái ứng dụng Bát Quái trong phong thuỷ, là Tiên Thiên Bát Quái, và Hậu Thiên Bát Quái

TIÊN THIÊN BÁT QUÁI: là các cặp quái (quẻ) tạo nên sự tương sinh theo Đông Tứ Mệnh và Tây Tứ Mệnh, cụ thể là Càn Khôn, Chấn Tốn, Khảm Ly, Cấn Đoài)